28 tuổi (2010) tôi chưa biết bơi , có lẽ vì điều kiện sông nước của mình không có, và một phần vì quá nhút nhát thời con trẻ, tất nhiên là cha mẹ đã không để ý đến việc này. 
Vì vậy mà giờ đây tôi HẠ QUYẾT TÂM để tập bơi, tìm hiểu trên internet thấy thông tin trên trang Pi-C&E rất thú vị và hữu ích nên muốn post lại cộng thêm chút ít kinh nghiệm riêng tư nữa để chia sẻ với mọi người và cho chính mình nữa      nào chúng ta cùng tập bơi      

Nếu bạn định tập bơi một mình, tức là tự học bơi thì bạn phải tìm một bể bơi hay vị trí bơi có mức nước thấp chỉ ngang cổ hoặc ngang ngực bạn thôi, như vậy bạn sẽ tự học được và đảm bảo an toàn Thật sự là tôi học bơi mà không có ai dậy cả, chỉ qua các thông tin thu thập được, chứ không trực tiếp có ai đó xuống bể dậy tôi bơi, thế nên tôi phải "động não trước khi động thủ" - tôi nghiên cứu cách bơi, cách xuống nước như thế nào cho thật đúng rồi tôi bắt đầu tiến hành tập... Đầu tiên là TẬP NÍN THỞ ( điều này tôi thấy nhiều ông bố bà mẹ đưa con xuống hồ dậy bơi cũng chưa làm đúng lắm, và chưa dạy con cách thở trước khi bơi, họ thường cho con mình tập bơi luôn, tập chân-tay và tất nhiên là uống nước, đó là một sai lầm lớn - vì điều quan trọng nhất khi bơi là vấn đề thở, nếu không biết thở thì bạn không thể bơi được) 

tap boi



Cách tập Khom người, nghiêng mặt sát mặt nước thở vào (hình trái), rồi nín thở, úp mặt xuống nước, bắt đầu thở ra bằng mũi (hình phải). Khi gần hết hơi lại nghiêng mặt sang bên cho mũi miệng nhô lên để thở vào bằng miệng. Chú ý, chủ yêu thở ra vào bằng miệng, tránh để nước lọt vào mũi. Đừng vội vã hãy tập nín thở trong nước thật nhuần nhuyễn, điều này sẽ có kết quả tuyệt vời cho bạn, vì khi bạn biết cách thở khi bơi, có một điều chắc chắn là bạn sẽ không bị "sặc nước, uống nước".. do không biết thở. Hơn nữa là khi tập thở một hai buổi dưới nước thời gian sẽ làm bạn dạn dày hơn với nước, bạn sẽ không sợ nước nữa, và đương nhiên khi bạn không còn sợ nước nữa thì vấn đề bơi chỉ là một hai buổi nữa thôi  

Tiếp theo TẬP NỔI TRONG NƯỚC 


1- Hãy thở vào bằng miệng, sâu hơn bình thường nhưng không gắng sức

2- Sau đó nín thở, từ từ nhún chân xuống, vẫn giữ lưng thẳng và để đầu chìm vào nước
3- Tiếp tục nín thở và từ từ co hai chân lên trong khi tay co lại, áp sát vào ngực và toàn thân thả lỏng. Lúc này bạn sẽ nổi bồng bềnh trong nước giống "Thai nhi nghịch ngợm", đang nằm trong bụng mẹ . Bạn nổi chứ không chìm. Dù phần đầu nhao có nhao ra phía trước, phần chân ra phía sau và bạn dường nằm úp mặt trong nước thì cũng chẳng có gì kinh khủng xảy ra. Nước chẳng thể lọt vào mũi, vào miệng và bạn không sặc, không chìm như những lần xuống nước trước đây 
4- Khi thấy không thể nín hơi nữa, bạn từ từ đứng thẳng lên cho đầu nhô khỏi mặt nước và bắt đầu thở nhanh ra bằng mũi rồi thở vào bằng miệng. Thế là bạn đã nổi được trong nước. Hãy tập kỹ bài phần này, vì tôi biết là chúng ta khi không biết bơi thì rất sợ nước, và cảm giác ngập đầu trong nước như thể đang chết đuối ý     nhưng với bài tập này thực hành hoàn thiện - bạn sẽ thấy việc ngụp lặn dưới nước chỉ là chuyện nhỏ    




CHỈ CẦN TẬP TỐT ĐẾN ĐÂY LÀ MÌNH ĐÃ THÀNH KẺ DỞ HƠI - HƠI BIẾT BƠI RỒI

Các kiểu nổi trong nước khác: "Ngửa mặt trông Trăng" Tư thế này cần tập ở chỗ nước sâu ngang cổ, tốt nhất bạn phải không còn mắc bệnh Cà cuống  . Tư thế giúp ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn lâu trên mặt nước. Chú ý là, tư thế này không thích hợp khi có sóng to và gió lớn. 
Thực hành:Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng. Thở sâu, từ từ ngửa người ra sau cho đầu chìm dần trong nước nhưng không để nước tràn vào mũi. Hai cánh tay giang gần vuông góc với thân hoặc xuôi xuống phía chân. Ngực ưỡn lên phía trên, chân khép lại thả lỏng. Hơi trong lồng ngực sẽ giữ cho phần ngực và mũi nổi trên mặt nước. Khi thở ra, có thể vẫy hai tay nhè nhẹ lên xuống để giữ cho ngực và mũi không bị ngập. Khi hít vào, thả lòng tay nghỉ ngơi. Hít vào và thở ra từ từ, chậm nhẹ giữ cho mũi không bị chìm, sặc nước. Bạn có thể nổi và nghỉ trên mặt nước rất lâu với tư thế này. "Nhô lên hụp xuống" Tư thế này giúp ta cầm cự ở những chỗ sâu ngập đầu người, mặt nước có sóng và gió, không thể "Ngửa mặt trông Trăng". 
Thực hành: Lúc mới tập nên tập sát thành bể, phía sâu nhất (~ 2m hay hơn). Hai tay bám vào thành bể, người thả dọc xuống nước. Bắt đầu thở vào sâu rồi từ từ thả người thẳng cho đầu chìm xuống trong khi vẫn nín hơi (hoặc thở nhẹ ra). Một lúc sau, dùng hai tay kéo thành bể để đầu nhô lên mặt nước để thở ra (hoặc thở vào nếu dưới nước vẫn thở ra đều đều). Tập nhiều lần cho quen. Để tập ở chỗ nước sâu, tất nhiên bạn phải biết "Bơi ếch tớ". Nguyên tắc thả nổi trong "Nhô lên hụp xuống" ở đâu cũng vẫn là nhô lên hít vào, hụp xuống thở ra. Nhớ điều chỉnh nhịp hít vào - thở ra thích hợp với khả năng mỗi người. Khi muốn nhô lên, vẫy tay, đạp chân lên xuống nhẹ nhàng để hỗ trợ. Khi hụp xuống thả lỏng toàn thân. Nếu bạn đã biết các chiêu "Thai nhi nghịch ngợm", "Bơi ếch tớ", việc "Nhô lên hụp xuống" nơi nước sâu cũng chẳng khó gì.
 





CÁC KIỂU BƠI  

Bơi ếch Đầu tiên với các kiểu bơi thì có lẽ là bạn nên học bơi Ếch trước hết, vì kiểu bơi này khá dễ dàng và khi bạn đã bơi nhuần nhuyễn kiểu bơi này thì hãy học các kiểu bơi tiếp theo, vì đơn giản bơi lội lúc này đối với bạn chỉ là chuyện nhỏ



Bơi trườn



CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ^^

Bài viết được tóm lược qua sưu tầm thông tin và tự thân trải nghiệm thực tế bản thân, nên kinh nghiệm của mình chia sẻ ở đây là bạn hãy đọc kỹ - đọc lại và làm từng bước, chứ không chỉ là đọc qua 1 lượt rồi thực hành luôn.
Hãy nhớ: Động não trước khi động thủ !
Và hãy tập luyện kỹ từng bước một.
Làm đúng như vậy chắc chắn bạn sẽ thành công ^^