Năm 2018 có dịp vô thăm chùa #TừHiếu #Huế rất may mắn & có duyên được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang đi dạo trong khuôn viên. Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 


Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế


chùa còn khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí rất mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa thường đón rất nhiều Phật tử trẻ ghé thăm, làm lễ cảm ơn cha mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu rất náo nhiệt nên bạn hãy cân nhắc tới chùa Từ Hiếu trong thời gian này.


Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế.


Lịch sử chùa Từ Hiếu

Theo những tài liệu thuyết minh về chùa Từ Hiếu, có rất nhiều những câu chuyện cũng như thông tin lịch sử hình thành chùa thú vị mà nhiều du khách chưa biết tới. 

Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am do tổ sư Nhất Định lập nên sau một thời gian ông chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ già tại đây. Câu chuyện được tương truyền rằng, thời xưa khi mẹ của tổ sư Nhất Định bị ốm nặng, ông thường xuyên chống gậy vượt đèo dốc để bắt cá, mua thịt về bồi dưỡng cho mẹ. Người thường nhìn thấy vậy liền kỳ thị ông cho rằng tu hành mà lại ăn mặn nhưng ông đều bỏ ngoài tai. Cho tới khi vua Tự Đức biết chuyện, phái hẳn người xuống điều tra thì rất cảm động trước câu chuyện phụ tử nên năm 1848 đã cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu như ngày nay.


THỜI TIẾT HUẾ - Võ Quê.

“ Hai mươi làm tốt, hăm mốt xâu tai, hăm hai đeo hoa, hăm ba đưa về...”. Những ngày hai mươi tháng Chạp Huế với những cơn mưa dầm lạnh lẽo đã làm nhiều người liên tưởng đến câu trên bằng sự đồng cảm với thiên nhiên, với niềm cam chịu trước cái giá rét, ẩm ướt Huế. Dường như cái vui trong một năm của người dân Huế không có được bao ngày. Mùa xuân trong cơn lạnh còn sót lại của mùa đông năm trước, nông dân phải bám ruộng đồng, ngư dân ngâm mình trên đầm phá mưu sinh. Người xích lô rướn chân giục những vòng quay số phận buồn. Mùa hạ, sự oi bức do ảnh hưởng ngọn gió Lào khắc nghiệt đã không làm tròn giấc ngủ tuổi thơ. Mùa thu “tháng Bảy nước nhảy lên bờ”; rồi sau Trung Thu là “trời hành cơn lụt mỗi năm...” như một ám ảnh thường niên trong tâm khảm người người. Mùa đông, cơn mưa dầm dề kéo theo gió bấc, cái lạnh thâm căn cố đế về ngự khắp kinh thành, làng quê, thôn bản. Những cô gái, những chàng trai Huế không có được nhiều dịp khoe sắc màu, mẫu mã, kiểu dáng trang phục mùa đông như nam thanh nữ tú Hà thành bởi ở Huế tất cả sự đẹp đẽ đã chìm khuất sau những chiếc áo đi mưa sùm sụp trên người. Tết đến, xuân sang mưa lạnh. Có được một cuộc vui nhất trong năm nhưng mọi người, nhất là tuổi thơ cũng không hưởng trọn bởi thời tiết đông hàn trong những ngày xuân mới.

Hiểu Huế, càng thương Huế nhiều hơn. Tôi hình dung những chiếc lồng ấp đan bằng tre trong những ngôi nhà Huế ngày ấy.... Đôi bàn tay mẹ già mong một chút ấm than hồng vùi dưới lớp tàn tro. Tôi hình dung những rặng cây già hứng rét trên những cánh đồng xa với đàn trâu hiền lành lặng lẽ mà tuổi thơ tôi, bạn bè tôi một thời khốn khó.

Huế nuôi dưỡng đời sống nội tâm của nhiều người bằng thời tiết? Huế ươm mầm thơ trữ tình da diết cho từng thế hệ bằng cảnh quan, đất trời, bằng buồn vui nhân thế, bằng chìm nổi sông Hương, bằng nắng mưa đỉnh Ngự theo năm tháng, đến rồi đi? Đã nhiều người Huế rời Huế để đến những miền đất khác nhau trong và ngoài nước. Vô vàn kỷ niệm, hồi ức về Huế đằm sâu trong tâm khảm mong được một lần bộc lộ, phát tiết trong văn học, bằng nghệ thuật, qua những cuộc hàn huyên với bạn hữu gần xa. Có một “cái tình chi...” vương víu trong tâm hồn người Huế xa quê.

Qua màn mưa lâm thâm ướt dầm lá hẹ, tiếng đàn bầu ai rơi giọt buồn trầm. Giọt đàn gợi nhớ, gợi thương cội nguồn lãng mạn và mơ Huế ngàn năm mãi là nơi chốn đi về.