Thị trường Việt Nam đa phần nhà đầu tư biết đến Mark Minervini, Williams Oneil, Warrent Bufet...  ít ai để ý đến một người cho đến nay vẫn là huyền thoại quản lý quỹ gần như chưa từng thua lỗ trong cuộc đời đầu tư. Đó là Stanley Druckenmiller. Hệ tư tưởng, triết lý đầu tư của ông đã làm thay đổi rất nhiều tư duy & góc nhìn của mình về thị trường thời gian gần đây.

 Bài viết này sẽ bao gồm các tư liệu mình tổng hợp được từ các bài báo nước ngoài & cả Việt Nam có ghi về Stanley Druckenmiller. Đồng thời mình cũng có thời gian theo dõi một số bài viết về Druckenmiller trả lời phỏng vấn để tổng hợp nên một số quan điểm về phương pháp đầu tư của ông. Druckenmiller không viết sách nên khó để hiểu rõ tường tận từng hệ giá trị đầu tư, thậm chí mỗi người sẽ có một cách nhìn riêng. Bên cạnh mỗi ý tưởng về đầu tư của Druckenmiller mình đã dành thời gian hơn một năm nay để nhìn lại quá trình đầu tư của mình, có những góc nhìn đồng ý & kể cả chưa chắn chắn dưới mỗi ý tưởng nhưng dù sao thì mình vẫn cứ phải tiến lên và thay đổi thôi. Bạn có thể phản biện phù hợp với phương pháp đầu tư của mình, rõ ràng nó không phải là chứng minh ai đúng hay sai mà là nhìn nhận lại liệu rằng nếu áp dụng những nguyên tắc này của Druckenmiller một thời gian liệu có hiệu quả hay không. Cảm ơn đã đọc bài viết.
Huyền thoại đầu tư người Mỹ Stanley Druckenmiller từng được nhà quản lý quỹ Scott Bessent mô tả là “Cỗ máy kiếm tiền vĩ đại nhất trong lịch sử”, một người đàn ông với khả năng phân tích của Jim Roger và khả năng giao dịch của George Soros”.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Druckenmiller quản lý hơn 20 tỷ USD, vượt trôi so với các nhà đầu tư lớn khác. Ông có mọi phẩm chất mà một nhà đầu tư lý tưởng nên có như sự linh hoạt, tư duy độc lập, khả năng cạnh tranh cực cao, tinh thần ham học hỏi không biết mệt mỏi và sự tự nhận thức sâu sắc. Nhiều nhà đầu tư đã cố gắng sao chép những phẩm chất này nhưng không thể. Rời Quantum, nhà đầu tư người Mỹ xây dựng công ty Duquesne Capital. Trong suốt 30 năm hoạt động trong ngành tài chính, Druckenmiller đạt tỷ suất sinh lời ấn tượng 30%/năm và chưa bao giờ thua lỗ trong bất kỳ năm nào.
1. ĐA DẠNG HOÁ ÍT HƠN
Apple chiếm 46% danh mục đầu tư của Berkshire. Carl Icahn đầu tư 5 tỷ đô la vào Apple khi ông ta có giá trị 10 tỷ đô la. Họ tập trung thu nhập để thắt chặt sự tập trung của họ. Stanley trích dẫn Mark Twain: Đặt tất cả trứng của bạn vào một giỏ và xem giỏ cẩn thận.
“Tôi luôn thực hiện các khoản đầu tư tập trung lớn, đặt tất cả các trứng vào 1 giỏ và quan sát cái giỏ đó cẩn thận. Tôi không tin sự đa dạng hóa là cách kiếm tiền. Bạn phải xác định được những cơ hội lớn và nắm bắt chúng”, Druckenmiller chia sẻ.
# Góc nhìn
Điều này thường đi ngược lại với đám đông khi hầu hết ai cũng sẽ cố gắng mua thật nhiều, dàn trải danh mục được cho là yếu tố quan trọng để bảo vệ rủi ro. Thời mới vào thị trường mình cũng có xu hướng đầu tư dàn trải, giả sử mua thì một lúc cũng 7-8 mã, thậm chí trong cùng 1 dòng thì cũng 4-5 mã.
Tuy nhiên, sau thời gian đầu tư cái này mình nhận thấy rõ rệt nhất là đầu tư dàn trải thực ra không hiệu quả bằng việc Focus vào một số mã duy nhất, dồn tỷ trọng và theo dõi biến động thị trường đi kèm theo biến động doanh nghiệp. Điều này lý giải cho việc nếu giả sử mình nghiên cứu kĩ mã A và tập trung quản trị rủi ro của A: từ dòng tiền, câu chuyện doanh nghiệp, môi trường kinh doanh hiện tại như nào, vĩ mô có ủng hộ cho ngành của A hay không thì sẽ an toàn & gần như tỷ suất đồng pha với xu hướng tăng của A. Nếu có bất kì lý do nào mua A thay đổi thì sẽ hạ tỷ trọng hoặc gia tăng tuỳ theo điều kiện thị trường.
Còn khi dàn trải doanh nghiệp, hầu như chỉ đầu tư theo thuần kĩ thuật vì không có đủ thời gian để chăm sóc & theo dõi hết câu chuyện doanh nghiệp. Chính vì vậy sẽ có nhiều mã tăng nhưng ngược lại nhiều mã sẽ giảm tương tự. Cuối cùng là hầu như những người mà mình biết đầu tư rất giỏi họ đều tập trung nguồn lực và phân tích kĩ càng 2,3 hoặc thậm chí 1 cổ phiếu để đầu tư cho mỗi giai đoạn. Bạn thử trải nghiệm xem.
 
2. SUY NGHĨ SÁNG TẠO về Tương lai
Hãy nghĩ xem mọi người sẽ nghĩ về nền kinh tế như thế nào trong 18-24 tháng tới. Đừng đầu tư vào hiện tại. Hiện tại không phải là những gì di chuyển giá cổ phiếu. Thay đổi nào. Hình dung một thế giới trong tương lai nếu một cổ phiếu sẽ mang lại giá trị nhiều hơn hoặc ít hơn.
# Góc nhìn
Ý tưởng này thời gian đầu vào thị trường mình chưa hề nghĩ đến. Toàn nghe mấy câu chuyện lái lủng phía sau thao túng cổ phiếu, nghĩa là phải có ông giựt giây thì cổ phiếu mới tăng, hay tin tức abc, xyz ra là bán mà ko cần biết nó tác động như nào -  mà mãi sau này mình mới nhận ra một điều là yếu tố cốt lõi giúp cổ phiếu tăng được đến từ câu chuyện Nội tại doanh nghiệp & lợi nhuận trong tương lai. Thậm chí đôi khi lái lủng còn mất hàng bởi không dự báo được xu hướng thật sự tăng tốt tới mức như vậy sau đó chấp nhận mua cao hơn, hoặc sự đảo chiều của sự thật đôi khi cũng làm mms ngụp lặn
Nếu mình dự phóng được tương lai, cả về bối cảnh vĩ mô tiền tệ trong 1 tháng tới, 3 tháng tới,... hoặc xa hơn là 6 tháng 1 năm tới như thế nào. Tương tự với doanh nghiệp, trong 3-6 tháng tới doanh nghiệp có ổn không? Có làm ăn tốt được không. Nó không phải là phương pháp ngồi đếm cua, là hiện h đang có gì mà trong tương lai doanh nghiệp làm được gì. 
Nếu những thứ bạn nhìn thấy và dự báo nó tiềm năng hơn giá trị hiện tại thì chúc mừng bạn tìm được một case xứng đáng để nắm giữ & đầu tư. Chính những điều này, thực chất mới giúp mình vượt qua khỏi những biến động ngắn hạn về giảm tăng do cung cầu thị trường. Chính xác là hầu hết những người đầu tư giỏi mà mình biết họ cũng đều nói về tương lai câu chuyện doanh nghiệp tạo turning point như thế nào, môi trường vĩ mô tiền tệ trong 1-3 tháng tới có ổn để đầu tư kinh doanh hay không. 
Theo Druckenmiller, thế giới tài chính bị nhồi nhét bởi vô vàn thông tin nhiễu loạn và những thứ vô nghĩa. Thế giới đó lấp đầy bởi những kẻ trông có vẻ thông minh – những kẻ chẳng biết gì về cách mọi thứ thực sự vận hành. Cơ cấu giải thưởng của hệ thống tài chính được thiết lập để trao thưởng cho những anh bạn phân tích nói năng thông minh và biết cách giả vờ là họ biết tại sao cổ phiếu đi lên, chỉ cần có thế là họ có tiền rồi. Điều này đúng với tất cả những kẻ nói nhiều và “những chuyên gia”. Với những người giao dịch bằng tiền thật, họ hoặc sẽ học được cách chơi hoặc sẽ bị đào thải; còn đối với “những chuyên gia” thì không. Trở thành một kẻ cạnh tranh trong đấu trường tài chính, Druckenmiller được thúc đẩy học hỏi từ sớm về những yếu tố thật sự chi phối các diễn biến giá (giá chứng khoán, tiền tệ,…). Đây là thứ mà ông đúc kết được:
“Những con số lợi nhuận không làm dịch chuyển toàn bộ thị trường, mà chính là Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Hãy giành sự tập trung đối với những động thái của các ngân hàng trung ương và chú ý đến dòng chảy của vốn.”
 
3. ĐỪNG CHỈ DỰA VÀO NIỀM TIN
Khi bạn mua một cổ phiếu, hãy tạo một danh sách các lý do tại sao bạn mua nó. Ví dụ: Quản lý tốt, dòng tiền chất lượng, tăng giá trị cho cổ đông, v.v. Sau đó, bán một khi những lý do này không còn phù hợp. Đừng giữ cổ phiếu dựa trên cảm xúc.
# Góc nhìn
Điểm khác nhau giữa yêu cổ phiếu & tỉnh táo nắm giữ cổ phiếu ở việc tìm ra lý do tại sao bạn mua? Realy?
Chính xác mình hay đi tìm lý do tại sao mình mua cổ phiếu A: có thể là do mô hình đẹp, do tin tức xyz chưa công bố, do đầu cơ theo đám đông, do câu chuyện nội tại, do tương lai tiềm năng abc... có rất nhiều lý do để múc một cổ phiếu. Hãy list nó ra. Nếu như một trong số các lý do này sai thì bán thôi.
Ví dụ, mình thấy có sự tranh cãi liên quan tới việc có nên trung bình giá hay không? Ông kĩ thuật thì bảo ngu mới đi trung bình, ông cơ bản thì bảo ngu mới không mua thêm.
Việc trung bình giá theo mình nghĩ không sai, sai hay đúng nằm ở việc là có lãi hay ko? Nếu vẫn còn lãi thì tất nhiên người trung bình là đúng, ngược lại là sai. Nhưng quan trọng nhất nếu muốn cân nhắc có nên trung bình A, mình thường sẽ nhìn lại vào lý do tại sao mình mua? - nếu chỉ vì đầu cơ hoặc thuần kĩ thuật thì bán bỏ thôi. Dễ nhẹ đầu.
- Nhưng nếu vì câu chuyện doanh nghiệp thì chả có lý do gì phải bán, thậm chí là cơ hội vì mình đang mua cổ phiếu thêm của doanh nghiệp với giá rẻ hơn.
.... Sai hay đúng thì nó cũng mang tính tương đối. Khi nào thấy một trong số các lý do mình mua sai thì chấp nhận out. Hay đơn giản là một ông yêu mù quáng mà không biết người yêu mình có cắm sừng mình hay không là sai? Nếu thấy cái sừng to thì phải chạy thôi.
4. NHỮNG THIÊN TÀI THỊ TRƯỜNG GIÁ LÊN
Ngày nay có rất nhiều thiên tài trong thị trường giá lên, và không phải vì họ yêu thích trò chơi chứng khoán. Họ đang lướt sóng với một cơn bão sau lưng – những người giao dịch để kiếm sống. Nếu bạn thiếu sức mạnh tinh thần, cổ phiếu có thể phá vỡ bạn trong một thị trường gấu.
“Một trong những phần hay nhất của trò chơi đầu cơ sinh lời này là miễn bạn còn sống (bảo vệ vốn) thì bạn vẫn có thể thực hiện 1 giao dịch khác, bắt đầu lại bất cứ lúc nào. Chừng nào tôi còn kiểm soát được tình hình, đảm đương được các vị trí của mình, thì không có việc gì phải lo lắng”, Druckenmiller nói.
# Góc nhìn
Đã có rất nhiều time mình bị vỡ trận trong giai đoạn giảm điều chỉnh thị trường, chứ chưa cần nói là giai đoạn thị trường con gấu. Lý do là lúc tăng thì hào hứng lắm, mà lúc giảm thì ai cũng bạt mạng chạy mà không suy nghĩ gì thêm về lý do tại sao thị trường giảm. Do bối cảnh hay do tin đồn? Hay do doanh nghiệp có vấn đề.
Khi thị trường tăng thường mình cũng sẽ có xu hướng tự tin thái quá vào bản thân. Ai chả thế, mình nghĩ không ngoại trừ gì mình, ai cũng sẽ nghĩ mình là thiên tài. Tuy nhiên khi thị trường giảm nó gần như lột mất tinh thần của nhà đầu cơ, khiến người ta không còn muốn nhìn nhận vào sự thật và bản chất của thị trường.
Đầu cơ tuỳ thời điểm, nhưng cho dù lúc market tăng hay giảm cũng luôn giữ góc nhìn trực quan và rõ ràng là được. Bấn loạn theo đám đông nhỏ lẻ fear & fomo thì hầu như kết quả không tốt đẹp mấy.
5. BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ DÀI HẠN
→ Bảo toàn vốn
# Góc nhìn
Còn tiền là còn gỡ, tất nhiên rồi. Ở một mức độ nào đó phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất nếu xảy ra thì làm sao. Hạn chế đầu tư vào các kênh rủi ro, hay margin với cường độ cao. 
→ Đầu tư vào tài sản chất lượng
# Góc nhìn
Trên sàn toàn đồ lởm. Mình nghĩ không có nhiều cổ phiếu trên sàn xứng đáng để đầu tư & theo dõi. Ngày trước mình nghĩ việc mua trên thị trường khá giống việc đi chợ, nghĩa là sẽ có nhiều món mình ăn món nào cũng được. Không thích A thì sẽ có B thay thế. Ví dụ không mua mã này thì mua mã khác. Nhưng mà sau này dần thời gian đầu tư thì mình thu hẹp danh mục để ý của mình lại rất nhiều, gần như là không care mấy dạng lởm nếu không có sóng đàu cơ hoặc chính sách. Khi mình giới hạn thì nhìn chung sẽ có một list là mấy con cổ cơ bản tốt, làm ăn rõ ràng. Mà để chọn ra 1 con trong số đó chơi thì cũng tương đối cân nhắc tỷ mỷ trọng việc thời gian tới kinh doanh nó sẽ như thế nào. Chứ ko kiểu đánh bạt mạng như ngày xưa là thấy gì cũng mua. THói quen thấy mã kia ngon thì múc luôn, ngày sau thấy mã kia ngon thêm thì múc thêm, không tăng là bán liền ko suy tính. Hoặc là cả dòng chứng khoán thì múc đủ chắc chục con 10k SSI, 10k SHS, 10K VCI, 10K VND... mua để xem con nào ngon hơn. Việc làm này vô hình chung là mình bị rối một giai đoạn. Cứ mua rồi lại bán, và khi quyết định bán nó ra dễ dàng thì vô hình chung lại thành nhà đầu tư T+, nó ảnh hưởng một cách gián tiếp nhưng hầu như bản thân mình không nhận ra được điều này. Nên khi chuẩn chỉ hơn về khâu chọn cổ, cổ đầu cơ cũng được, cơ bản cũng được. Nhưng phải là HỢP XU THẾ & CHẤT LƯỢNG. Nếu đánh như vậy, Về lâu dài thì mn có thể bảo vệ được tiền, thứ 2 quan trọng nhất là cơ sở, là tiền đề để đánh tiền lớn sau này, chứ còn cứ dom dem mấy con tào lao mua vì nghe phím hoặc đầu cơ tý đỉnh thì chỉ tầm nhỏ lẻ là hết đát.
→ Đầu tư có kỷ luật
# Góc nhìn
Cái này thì biết nhiều rồi, nhưng mà là kỉ luật cái gì đây. Có nhiều cái để nói mà: Tỷ trọng, rồi đi vốn, ... rất nhiều cái cần kỉ luật. Nhìn chung khó nói có một cái chuẩn nào, thường là đầu tư nhiều thì sẽ nhận ra cần phải làm gì. Có những lúc sợ ko mua là đúng, nhưng có những lúc tăng không mua là sai. Nên cũng mang tính tương đối. 
Nhưng nhất định phải kỉ luật, đường buông thả. Thường câu nói của người sắp ra đi sẽ nói là: “Thôi chắc lần này không sao đâu, cứ thử xem....”
→ Nghiên cứu nhất quán, chất lượng
→ Luôn tò mò về trí tuệ
# Góc nhìn
Học học nữa học mãi là điều một nhà đầu tư cần phải liên tục đi lên. Sau một năm dừng lại tất cả công việc, tập trung vào bản thân mình & kiến thức mình thấy bản thân đã thay đổi rất nhiều, chính điều này phản ánh thực chất nhất là vào NAV. Học kĩ thuật xong rồi thì qua tới cơ bản, xong rồi lại tới vĩ mô, kinh tế, chính sách, tiền tệ,.... có quá nhiều thứ để làm hết. Một nhà đầu tư giỏi chắc hẳn phải luôn bám được càng theo bối cảnh thời đại, nếu không học, không đọc, không update thì lấy đâu ra ý tưởng cho những case tiềm năng mới...
→ Kiềm chế cảm xúc
# Góc nhìn
Ý tưởng này chắc không cần phải nói nhiều. Càng loạn thì lại càng phải bình tĩnh. Khi bình tĩnh được trước biến động tăng giảm của thị trường, mình thường sẽ có rất nhiều câu trả lời mình cần. Mà yếu tố căn cơ nhất để bình tình là phải hiểu vấn đề, còn ngơ ngơ chỉ biết giảm là bán, tăng là múc thì không ăn thua.
→ Hãy cởi mở
# Góc nhìn
Một điều khiến ông Druck trở nên vượt trội là việc ông sẵn sàng sử dụng bất cứ thứ gì có hiệu quả, kiểm soát và ứng dụng bất kể phong cách đầu tư nào hay dùng bất cứ công cụ gì để truy tìm những giao dịch/khoản đầu tư tốt. 
Druckenmiller cho biết:
“Một nguyên tắc mà tôi học được đã giúp tôi xác định liệu một cổ phiếu sẽ lên hay xuống đó là phân tích kỹ thuật. Drelless (sếp cũ của Druckenmiller) cực kỳ nghiêng về phân tích kỹ thuật và tôi có lẽ là kẻ có thể thoải mái tiếp thu những kiến thức về phân tích kỹ thuật nhiều hơn so với bất cứ ai tại nơi làm việc. Thậm chí mặc dù Drelles là sếp, nhiều người nghĩ rằng ông ấy cứ như một gã cuồng khi nhìn thấy số lượng sách về đồ thị kỹ thuật mà ông sở hữu. Tuy nhiên, tôi thấy rằng phân tích kỹ thuật có thể sẽ rất hiệu quả. Tôi không bao giờ dùng định giá để xác định thời điểm giao dịch trên thị trường. Tôi xem xét dòng tiền và dùng những phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm.”

Druckenmiller nói rằng ông sử dụng những cách tiếp cận tổng hợp - từ phân tích cơ bản, vĩ mô, kỹ thuật cho đến phân tích tâm lý - để có thể mở rộng tầm nhìn về cuộc chiến mà ông tham gia.
 Stanley Freeman Druckenmiller là một nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ, nhà từ thiện và cựu quản lý quỹ phòng hộ. Ông là cựu chủ tịch và chủ tịch của Duquesne Capital do ông thành lập năm 1981. Ông đóng quỹ này vào tháng 8 năm 2010. Tại thời điểm đóng cửa, Duquesne Capital có tài sản hơn 12 tỷ USD. Wikipedia (tiếng Anh)
6. HÃY XEM ĐẦU TƯ NHƯ MỘT TRÒ CHƠI
Tăng độ hấp dẫn trong đầu tư. Hãy nghĩ về nghiên cứu như một nhiệm vụ để đạt được cấp độ tiếp theo. Nó làm cho đầu tư thú vị hơn. Tìm hiểu những điều người khác không biết về những điều làm nên turning point – điểm đảo chiều & dấu ấn của một ngành hoặc điều gì ảnh hưởng đến ngành mà bạn yêu thích.
Druckenmiller nói về việc cần học tập liên tục để update về xu hướng thành công của các ngành, khi có một biến động nhỏ thôi mình cũng có thể nhanh chóng tìm ra cơ hội. Gọi là xem đầu tư là một niềm đam mê yêu thích hơn là việc cần phải làm. Mình vẫn đang cố gắng chiêm nghiệm thêm về ý tưởng này.
Theo dõi thêm bài viết về Chứng Khoán / List Video Youtube Stock