Phiên bùng nổ theo đà được giới thiệu đầu tiên bởi William Oneil – Nhà giao dịch huyền thoại, được sử dụng để xác định xu hướng thị trường chung khi thị trường đảo chiều xu hướng giảm trở thành tăng giá. Bùng nổ theo đà là một trong những công cụ để đánh giá xu hướng thị trường rất quan trọng. 

Kiến thức này được kết hợp cùng với đếm số phiên phân phối và phiên upthurst để xác định vùng đỉnh & đáy đảo chiều của thị trường. 
William Joseph O'Neil là một doanh nhân, nhà môi giới chứng khoán và nhà văn người Mỹ. Ông thành lập công ty môi giới chứng khoán William O'Neil & Co. Inc vào năm 1963 và tờ báo kinh doanh Investor's Business Daily vào năm 1984. Wikipedia (tiếng Anh)

FTD - PHIÊN BÙNG NỔ THEO ĐÀ!

Bùng nổ theo đà được áp dụng cho thị trường chung (Market), vẫn có thể sử dụng bùng nổ theo đà cho cổ phiếu riêng lẻ, tuy nhiên vì cổ phiếu riêng lẻ chạy nhanh và biến động lớn hơn rất nhiều so với thị trường chung nên không nhất thiết phải quan tâm đến. 
Ngoài ra, thị trường chung đại diện cho tín hiệu dòng tiền của thị trường nên nhận biết được khi nào thị trường đảo chiều hoặc tạo xu hướng tăng để ủng hộ cho đà tăng giá của cổ phiếu rất quan trọng.

ĐỊNH NGHĨA:
  • Rally day: Phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên giá xanh tăng mạnh.
  • Phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên giá đỏ (Pink rally day): là ngày đầu tiên giá sau mức giảm thấp hơn trong xu hướng giảm rút chân và đóng cửa trên 50% thanh nến.

Được phân loại thành 2 trường hợp: 

  1. Trường hợp 1(Pink rally day): Ngay trong phiên - Đầu phiên giảm, cuối phiên hồi phục mạnh - gọi là bar rút chân. (giảm mạnh sau đó rút chân lên) 
  2. Trường hợp 2 (rally day): 2 ngày liên tiếp nhau  Hoặc: giảm vào ngày hôm trước, và tăng trở lại vào ngày hôm sau. Miễn sao đảm bảo yếu tố tăng giá đóng cửa hơn 50% giá thanh giảm gần nhất.
  • Phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên được đếm là phiên số 1, nếu ngay sau đó chưa xuất hiện bùng nổ theo đà mà giá tiếp tục đóng nến dưới mốc low thấp nhất của phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên thì phiên này không còn hiệu lực. Được reset lại cho đến khi tìm được phiên nỗ lực phục hồi tiếp theo!
  • Theo tài liệu hướng dẫn Williams Oneil: Phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên không cần volume xác nhận, nhưng cũng không được thấp quá!

ĐẶC TÍNH PHIÊN BÙNG NỔ THEO ĐÀ

  • Phiên bùng nổ theo đà (follow through day) thường xuất hiện sau 4 đến 12 ngày từ phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên. Bùng nổ theo đà xác nhận cho sự đảo chiều của thị trường bắt đầu vào một xu hướng tăng giá mới – Yêu cầu: Volume phải tăng hơn so với ngày liền kề, tốt nhất là vượt mức trung bình càng tốt.
  • Tốt nhất là phiên bùng nổ theo đà có giá tăng hơn 1% - 1,245% hoặc hơn. Thường phiên bùng nổ sẽ >1,5% là phiên bùng nổ tin cậy hơn, volume tăng lớn hơn so với mức trung bình các phiên liền kề.
  • Dòng tiền thường lan toả đều các nhóm ngành để kéo rút chân, ngoài ra xuất hiện các cổ phiếu leader cho xu hướng tăng giá mới với mẫu hình hoàn chỉnh.

ÁP DỤNG PHIÊN BÙNG NỔ THEO ĐÀ

  • Khi phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên xuất hiện và ngay sau đó có bùng nổ theo đà thì mới tham gia, còn chưa thì vẫn có khả năng thất bại và tạo nhịp giảm mới.
  • Khi xuất hiện Bùng nổ theo đà, tuỳ theo mức độ tin cậy xác nhận bởi volume & giá mà giải ngân. Nên giải ngân chậm rãi đưa các mẫu thử vào những cổ phiếu tìm đỉnh cao mới.
  •  1/3 số phiên bùng nổ theo đà vẫn có khả năng thất bại, hoặc không thể tạo ra đà tăng giá mới nên vẫn cẩn thận khi giải ngân vào thị trường
  • Một nhịp điều chỉnh lớn của thị trường thường giảm từ 2,3 nhịp sau đó mới có khả năng phục hồi. Những thời điểm dòng tiền yếu, vĩ mô không quá tích cực, sau 2,3 giai đoạn điều chỉnh bùng nổ theo đà vẫn có khả năg là bulltrap bẫy!

VÍ DỤ:








LƯU Ý QUAN TRỌNG

  1. Phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên giúp bạn xác nhận được thời điểm cần phải quan sát thị trường và tìm kiếm những cổ phiếu đáp ứng tiêu chí Name Selection (có sức mạnh giá tương đối tốt, Khối lượng Bull Snort, Big Theme - câu chuyện doanh nghiệp,…)
  2. Thời điểm cần làm việc nhiều nhất là ở giai đoạn đáy của thị trường, đó là lúc bạn tìm ra những nhà leader mới cho sóng tiếp theo. Những cổ phiếu tốt & dòng cổ phiếu sẵn sàng tạo sóng mới sẽ hình thành các mẫu hình tin cậy để đợi thị trường chung bật tăng trở lại.
  3. Có một điểm khá thú vị: Nếu cổ phiếu là một leader thực sự của thị trường, bạn muốn nhìn thấy những đặc tính sau:
    Markket di chuyển tăng + 10% của thị trường chung, cổ phiếu tăng 50% hoặc hơn!
    Market điều chỉnh giảm lớn hơn - 5% của thị trường chung, cổ phiếu đi ngang, tăng giá hoặc giảm ít hơn 5-10%.

Những cổ phiếu mạnh nhất thể hiện tốt nhất khi thị trường chung giảm hoặc tăng giá.

  • Không ai biết được cổ phiếu nào sẽ có thể giữ giá được khi thị trường giảm giá, vì vậy hãy tuân thủ nguyên tắc stoploss. Chính điều này sẽ bảo về bạn khỏi những cổ phiếu “bẫy” giả vờ tăng giá rồi đảo chiều giảm. Cuối cùng sẽ dẫn bạn đến cổ phiếu có sức mạnh giá tương đối tốt nhất!
  • Xây dựng một kế hoạch giao dịch & biết rõ các điểm chặn của cổ phiếu sẽ giúp bạn vượt qua các giai đoạn khó khăn của thị trường.

Phần bổ sung:



  • Ngày bùng nổ đầu tiên sẽ xoá những ngày phân phối trước đó. Bạn có thể mua ở tất cả các phiên bùng nổ miễn sao dưới 25 ngày từ ngày nỗ lực phục hồi đầu tiên.
  • Hãy liên tục theo dõi những đợt giảm bên dưới ngày bùng nổ theo đà => Có thể là một đợt nỗ lực phục hồi không thành công!
  • Hãy bán nếu chỉ số chung cắt xuống ở mức dưới của phiên nỗ lực phục hồi đầu tiên!



Bài viết này về FTD _ phiên bùng nổ theo đà . Cách nhận biết theo kinh nghiệm & kỹ thuật phân tích của William Oneil
Bạn hãy nghiên cứu & kiểm định nó qua kinh nghiệm & kiến thức của bạn nhé

Một só bài viết quan trọng liên quan: