Ngành thép ra đời đã làm thay đổi cục diện thế giới, góp phần lớn vào quá trình phát triển nhân loại. Thép và các sản phẩm thép là những loại vật liệu chiến lược không thể thiếu không chỉ của ngành công nghiệp, xây dựng, dân dụng và quốc phòng, mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

HPG là cổ phiếu đại diện nghành thép, một cổ phiếu quốc dân! Nhưng để có cái nhìn toàn diện về nghành thì cái nhìn tổng quan hơn.

Công nghiệp và Xây dựng chiếm 39% trong cơ cấu GDP NĂM 2022, trong đó ngành Thép đóng góp 5.6% trong cơ cấu GDP của nền kinh tế. Đây là một con số khá lớn so với các ngành sản xuất khác, vì vậy có thể nói đây là ngành không thể thiếu đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Chuỗi giá trị ngành thép

Nhìn vào chuỗi giá trị ngành Thép, chúng ta có thể hiểu được:

  • Các nguyên liệu đầu vào của Thép như quặng sắt, than cốc, thép phế và điện;
  • Tỷ lệ từng thành phần đóng góp vào giá thành sản phẩm;
  • Các loại lò và nhà máy sản xuất thép: BOF, EAF, IF,…
  • Thành phẩm đầu ra như thép cuộn cán nóng HRC, thép thanh, Tôn,…

Nguồn Cung – Nhu Cầu ảnh hưởng đến giá thép thế giới và Việt Nam

Nguồn cung:

  • Quốc gia khai thác và xuất khẩu quặng sắt: Brazil (20%), Úc (36%), Trung Quốc (9%), khác…
  • Thị trường nhập khẩu than cốc của Việt Nam: Úc (50%), Indonesia (33%), Nga (7%), khác,…
  • Thép phế - có nhiều nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngược lại, châu Á là vùng tiêu thụ lượng thép phế nhiều nhất.
  • Quốc gia xuất khẩu (2022): Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…

Nhu cầu:

  • Thị trường tiêu thụ nước ngoài - Trung Quốc, chính sách tài khóa các quốc gia khác
  • Thị trường tiêu thụ trong nước - BĐS dân dụng - đầu tư công
  • Quốc gia nhập khẩu (2021): EU, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,…

Sau nắm những quốc gia có ảnh hưởng đến giá thép thế giới và Việt Nam, Qúy NĐT sẽ biết tác động từ động thái Mở cửa, Đóng cửa, Thay đổi chính sách,.. của các quốc gia ấy lên giá thép như thế nào!

Chu kỳ ngành Thép

Chu kỳ ngành Thép bị tác động mạnh bởi chu kỳ kinh tế, chu kỳ giá hàng hóa đầu ra và đầu vào.

Ngành thép sẽ cực kỳ hưng thịnh khi các chính sách tài khóa được đẩy mạnh - đầu tư công, xây dựng và sản xuất công nghiệp phát triển thì nhu cầu thép mới tăng lên;

Chu kỳ giá đầu vào như quặng sắt, than cốc, thép phế tăng/giảm giá cũng khiến cho giá thành phẩm thép thanh và HRC biến động;

Chu kỳ kinh tế của các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng ảnh hưởng mạnh đến chu kỳ của ngành Thép. Việc các quốc gia này đưa ra các chính sách kinh tế cũng sẽ tác động gián tiếp đến cung cầu thép trên thế giới. 

Chu kỳ lợi nhuận các DN nhóm ngành thép:

Doanh thu doanh nghiệp ngành thép cũng có tính chu kỳ phụ thuộc vào 2 yếu tố là Giá bán và Sản lượng.

Giá thép trong nước phụ thuộc vào giá thế giới vì hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ nước ngoài từ quặng sắt, thép phế liệu, than cốc cho tới thiết bị như trục cán, vật liệu chịu lửa, điện cực graphite,…

Sản lượng tiêu thụ thì tùy thuộc nhu cầu trong nước hay xuất khẩu. Nếu như trong nước thì sản lượng tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào đầu tư công - xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng biển; phát triển bất động sản nhà ở. Còn với sản lượng nước ngoài thì phụ thuộc vào chiến tranh, đầu tư công của quốc gia khác, chính sách xuất nhập khẩu,…

Hàng tồn kho nguyên vật liệu đầu vào/ thành phẩm: Vì Doanh nghiệp Thép sẽ xuất kho theo nguyên tắc FIFO (first in first out), vì vậy nếu Doanh nghiệp tích lũy được Nguyên vật liệu/ thành phẩm giá rẻ thì khi sản xuất sẽ có giá vốn thấp => khi giá thép thế giới tăng thì sẽ bán được với biên lợi nhuận cao.

Ngược lại, khi tồn kho giá cao khi chu kỳ giá thành phẩm giảm, Doanh nghiệp phải bán giá thấp để giải phóng hàng tồn kho sẽ dẫn đến không có lợi nhuận thậm chí là lỗ.

Với những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa như thép thì lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ cực kỳ đột biến có thể tăng 100-200% YoY, nhưng khi giá thép thế giới giảm sâu + sản lượng tiêu thụ giảm thì đồng nghĩa với lợi nhuận cũng giảm sâu, đôi khi là lỗ vài quý.

Do liên quan đến Giá thép thế giới nên cũng khiến cho giá cổ phiếu ngành thường phản ứng trước cả khi có KQKD quý đó và thường tăng với mức không tưởng x2-x5 lần từ đáy, nhưng khi số liệu KQKD đẹp nhất xuất hiện thì thường là lúc nhóm này tạo đỉnh và bắt đầu suy thoái.

Chu kỳ giá cổ phiếu ngành thép

Lịch sử thì 10 năm qua, Lợi nhuận và Giá cổ phiếu các Doanh nghiệp thép trong nước đang đồng pha với giá thép thế giới. Kết hợp thêm việc mở rộng thêm các nhà máy và thị trường xuất khẩu giúp cho lợi nhuận nhóm ngành này sẽ tăng trưởng đột biến mỗi khi giá thép thế giới bước vào chu kỳ tăng.

Mức định giá của nhóm cũng có tính biến động chu kỳ với biên độ lớn, thường ở mức P/E từ 3-10 lần và P/B ở mức 0.5-2.5 lần. Nếu là Nhà đầu tư giá trị, tích sản có thể mua khi nhóm này về quanh mức P/B 0.5-1 lần và chờ đợi chu kỳ tiếp theo. Còn nếu là người đầu tư theo đà tăng trưởng có thể tham gia khi giá thép thế giới tăng và lợi nhuận ngành bắt đầu vào con sóng mới.

Theo dõi thêm bài viết về Chứng Khoán / List Video Youtube Stock